Tổ yến nấu cùng THỨ này sẽ thành “thuốc quý” cải lão hoàn đồng, ngừa bệnh tật: Nhưng lưu ý có 6 nhóm người không nên ăn nhiều
Tổ yến là một trong những thực phẩm cao cấp bậc nhất, được ưa chuộng vì sự bổ dưỡng và quý hiếm. Xưa kia, tổ yến thường chỉ được sử dụng trong các bữa tiệc của vua chúa. Thế nhưng ngày nay, tổ yến dần trở nên phổ biến hơn dù có giá thành không hề rẻ.
Tổ yến được dùng cho trẻ nhỏ để kích thích tăng cân, dùng cho người già để bồi bổ sức khỏe, dùng cho phụ nữ để “cải lão hoàn đồng”, dùng cho người đang ốm để sớm hồi phục. Đặc biệt trong thời điểm mà dịch cúm, bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện… thì nhu cầu tẩm bổ bằng tổ yến lại nhiều hơn bao giờ hết.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tẩm bổ bằng tổ yến đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Nhưng nên sử dụng theo cách nào là tốt nhất, liều lượng dùng ra sao, những ai không nên tiêu thụ tổ yến… thì không phải người nào cũng nắm được.
Hôm nay nhà khoa học, lương y đa khoa Quốc gia Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) sẽ dành thời gian để giải đáp tất cả những thắc mắc này cho mọi người.
Hỏi: Trong Đông y, tổ yến thường được sử dụng trong các trường hợp nào?
Lương y đa khoa Quốc gia Bùi Đắc Sáng: Theo Đông y, tổ yến vị ngọt, tính bình, vào phế, vị và thận. Tổ yến có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, bổ thận sinh tinh, kiện tỳ dưỡng huyết. Thường được dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, viêm khí phế quản, ho khan đàm dính, hen suyễn, khái huyết thổ huyết, viêm dạ dày thực quản gây nôn, lỵ và sốt rét kéo dài, lao phổi, mạnh gân xương.
Nhiều người coi yến sào như một phương thuốc và lầm tưởng rằng có thể sử dụng để chữa bệnh. Tuy nhiên, nó chỉ đơn thuần là thực phẩm bổ dưỡng, được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng mà thôi.
Hỏi: Tổ yến có thể được chưng, nấu theo những cách nào để đem lại lợi ích tốt nhất cho cơ thể?
Lương y đa khoa Quốc gia Bùi Đắc Sáng: Tổ yến thường được chưng với đường phèn, cách này dễ làm và dễ ăn nhất. Yến chưng đường phèn rất tốt cho các trường hợp suy nhược, người già yếu, lao phổi, viêm khí phế quản, bệnh tâm phế mạn.
Ngoài ra, các gia đình cũng có thể chưng, nấu tổ yến theo các cách sau đây:
– Nấu chè yến: Yến sào 5g, đem hấp cách thủy, cho vào bát con. Cho đường vào nước sôi lượng vừa đủ ngọt, sau đó bắc ra để nguội. Thêm lòng trắng trứng và bột vỏ trứng. Đun sôi, lọc trong, đổ vào bát yến, ăn khi còn ấm, sau bữa ăn. Có tác dụng bổ trung, dưỡng khí huyết, dùng cho người suy nhược cơ thể.
– Yến tần: Chuẩn bị 1 con chim bồ câu đã làm sạch, cho yến sào, gạo nếp, đậu xanh, mộc nhĩ, nấm hương vào trong bụng chim. Hầm cách thủy cho nhừ, thêm gia vị, ăn trong ngày. Có tác dụng kiện tỳ, dưỡng huyết.
– Yến sào kỷ tử: Yến sào 10g, câu kỷ tử 15g, đường kính 100g. Yến sào ngâm rửa sạch, đổ nước đun sôi cho nở ra, cho tất cả yến sào, kỷ tử và đường kính trong một nồi với lượng nước thích hợp, đun cách thủy 30 phút. Dùng cho các trường hợp viêm phế quản mạn tính, lao phổi, giãn phế quản.
– Yến thả: Yến sào 5g, cho vào bát con hấp cách thủy. Thịt gà xé 30g, cho nước luộc gà nóng vào, thêm gia vị cho đủ độ mặn ngọt, ăn trước bữa ăn. Dùng cho trường hợp suy nhược cơ thể.
– Yến sào pha sữa bò: Yến sào 10g, ngâm nước cho mềm, đun cách thủy cho chín, cho thêm 250ml sữa bò, khuấy đều, đun sôi. Dùng cho các trường hợp viêm dạ dày, viêm ruột có nôn ói, nấc cụt.
– Yến sào bạch cập: Yến sào 12g, bạch cập 12g. Đun nhỏ lửa, hầm kỹ. Lọc lấy nước, thêm đường phèn, đun cho tan. Uống 2 lần trong ngày. Có tác dụng chữa ho ra máu.
– Yến sào, đỗ trọng, hấp đường: Yến sào 4g, đỗ trọng 15g, đường kính 100g. Yến sào ngâm nước sôi cho mềm trước, tất cả cùng nấu trong 30 phút, khuấy lắc đều, lấy nước uống. Dùng cho thai phụ ho nấc, nôn ói, tác dụng an thai hòa vị, chỉ ẩu.
Hỏi: Tổ yến tốt, nhưng có trường hợp nào không nên hoặc cần hạn chế dùng không thưa ông?
Lương y đa khoa Quốc gia Bùi Đắc Sáng: Thực phẩm nào cũng vậy, cũng có người hợp và không hợp, nên ăn và không nên ăn. Với người trẻ, khỏe mạnh có khả năng hấp thụ tốt thì việc ăn tổ yến hàng ngày có thể sẽ không quá ảnh hưởng. Tuy nhiên có một số đối tượng sau nên thận trọng:
1. Người cao tuổi không nên ăn tổ yến quá nhiều. Cách sử dụng tổ yến một cách không khoa học sẽ làm khó chịu, chướng bụng. Về lâu về dài, điều này có thể gây ra khó tiêu và các hậu quả không mong muốn khác tác động đến hệ tiêu hóa.
2. Những người cảm mạo, sốt nhức đầu, đau bụng do lạnh hoặc đầy bụng, ho nhiều đàm loãng không nên dùng yến sào.
4. Những người gầy yếu, cơ thể xanh xao, tỳ vị hoạt động yếu, không hấp thụ được thực phẩm, dưỡng chất cũng không nên dùng yến sào.
5. Người dương hư, đại tiện lỏng, nước tiểu trong được khuyên không nên dùng tổ yến sào kẻo tình trạng thêm nghiêm trọng.
6. Trẻ em dưới 7 tháng tuổi cũng không nên dùng yến vì lúc này hệ tiêu hóa hấp thụ của trẻ còn chưa phát triển toàn diện, chưa đủ cứng cáp để hấp thụ loại thực phẩm quá bổ dưỡng này.
Hỏi: Dùng tổ yến liều lượng như thế nào là phù hợp nhất?
Lương y đa khoa Quốc gia Bùi Đắc Sáng: Còn tùy thuộc vào từng lứa tuổi mới có thể xác định liều lượng cho phép. Với trẻ em 1- 4 tuổi, có thể dùng 1-2gram tổ yến tinh/ngày. Trẻ em 4 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, và thanh niên có thể dùng 2-3 g yến tinh/ngày. Người già, người có bệnh (tiểu đường, ung thư, mới ốm dậy…): 3-4g yến tinh/ngày.